- Đề nghị Bộ Tài chính xem xét 5 nhóm vấn... 09:51 | 29/11/2023
- Tiếp cận liên ngành, toàn diện, linh... 09:46 | 29/11/2023
- Thí điểm một số chính sách đặc thù đầu... 09:41 | 29/11/2023
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa có công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh một số quy định về cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế đặt hàng, định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước để tháo gỡ khó khăn cho cơ quan báo chí.
Chiều 28/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng các bộ, ngành liên quan, một số địa phương về tình hình triển khai nhiệm vụ tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.
Sáng 29/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội biểu quyết thông qua 2 Nghị quyết và họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 6.
Quốc hội giao Chính phủ trong năm 2024 xây dựng dự thảo Nghị định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu thuế tối thiểu toàn cầu.
Đóng góp ý kiến với dự thảo Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi) tại phiên họp sáng nay, 28.11, ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) khẳng định, việc sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản là hết sức cần thiết và cấp thiết, góp phần ngăn chặn nhũng nhiễu, lạm dụng gây mất an ninh trật tự và thất thoát ngân sách trong lĩnh vực này.
Ngày 24/11/2023, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành 94,74%.
Những năm qua, công tác nắm bắt, tập hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của MTTQ Việt Nam được duy trì nền nếp, đạt những kết quả tích cực. Qua đó, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam với vai trò, chức năng là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần bổ sung chế tài xử phạt với người bỏ cọc, từ đó hạn chế hiện tượng "cò" tham gia đấu giá để trục lợi, gây xáo trộn thị trường. Điều này cũng đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp ghi nhận và cam kết sẽ nghiên cứu tiếp thu trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật tới đây.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản đã được Quốc hội thảo luận ở hội trường sáng qua, 28.11. Nhìn chung, các quy định của dự thảo Luật cơ bản đáp ứng yêu cầu về bảo đảm công khai, minh bạch, lành mạnh trong hoạt động đấu giá tài sản. Tuy nhiên, để tạo cơ sở pháp lý thuận lợi hơn trong đấu giá tài sản, tránh tình trạng bán gặp khó, mua sợ rủi ro, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản thi hành án.